Đang truy cập :
7
Hôm nay :
412
Tháng hiện tại
: 44264
Tổng lượt truy cập : 6052104
HỘI ĐỒNG TỘC VĂN THỪA THIÊN HUẾ
BAN CHẤP HÀNH
LÀNG AN BẰNG
PHẢ KÝ
TỘC VĂN TẤN
-2010-
(BBT mới nhận được tư liệu của Tộc Văn Tấn)
HỌ VĂN LÀNG AN BẰNG-PHÚ VANG
Văn Viết Thiện
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
I.Bối cảnh xã hội và làng An Bằng được hình thành
Theo bài viết của Ông Văn Đình Xuân về bối cảnh xã hội và làng An Bằng được hình thành trong cuốn AN BẰNG LÀNG XƯA TÍCH CŨ và tư liệu lịch sử dân tộc. Chúng tôi xin tóm lược sự hình thành của làng An Bằng như sau:
Nguyên vào cuối thế kỷ thứ 16, Nguyễn Hoàng vào trấn thue Thuận Hóa (1558). Năm 1569, ông lại ra Thanh Hóa chầu vua Lê. Qua năm 1570, một số lái buôn người thôn An Ba, xã Cừ Hà, phủ Tân Bình (nay là Đồng Hới-Quảng Bình) đi thuyền ra buôn bán tại Thanh Hóa. Trong số đó có ba người Nguyễn Quý công, Trần Quý công, Hoàng Quý công. Ba vị này đứng ra tình nguyện dùng thuyền trường đà chở Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) vào Ái Tử, lại làm hướng đạo đưa Ngài đi đánh dẹp Mỹ Quận Công và tham gia trừ Lập Quận công Nguyễn Bạo (tướng của nhà Mạc). Sau khi xong việc, năm 1571 ba Ngài đưa vợ con và bạn bè vào miền biển huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong, lập nên làng xóm đặt tên là làng An Đôi. Nhờ có công lao phò tá, Chúa cho dân làng được miển thuế má, sưu dịch, hàng năm chỉ nộp cá cảm (cá cơm) làm lễ phẩm kỵ giỗ nơi tôn miếu. Họ được trưng miền ven bờ từ cửa Eo đến Cảnh Dương. Dưới thời Ngãi Vương Nguyễn Phúc Trăn (tức Nguyễn Phúc Thái 1687- 1691) vì kỵ tên húy của mẹ là bà Tống Thị Đôi, nên phường An Đôi được đổi thành An Bằng. Cái tên phường An Bằng thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang ra đời từ đó.
Đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839), theo cuộc cải cách làng xã, làng An Bằng thuộc về tổng Kế Mĩ và bắt đầu tổng kê dân số, đất đai, ghe thuyền để thu thuế. Làng An Bằng kể từ đó bắt đầu chịu mọi sưu thuế như những làng xã khác.
II.Các họ khai canh, khai khẩn của làng
Theo tờ khai các hiệu thần và các ngài khai canh của làng xã vào năm Duy Tân thứ 7 (1913), thì làng An Bằng không có hiệu thần, nhưng dân làng đã lập miếu thờ 3 vị thủy tổ khai canh làm thần làng, và được các ngài bấy giờ khai như sau:
- Vị thứ nhất: Nguyễn Quý công, húy là Lĩnh. (Có mộ phần và con, cháu tại làng).
- Vị thứ hai: Trần Quý công. (Không rõ tên húy và không có mộ phần, con cháu tại làng).
-Vị Thứ ba: Hoàng Quý công. (Không rõ tên húy và không có mộ phần, con cháu tại làng).
3 vị cùng thờ chung một miếu. (am Thành Hoàng).
Theo Mục lục Hương Phổ ấp An Bằng, sau khi lập tờ khai năm Duy Tân thứ 7 (1913), các ngài được phong tặng như sau:
- Khai canh Nguyễn Đại lang, sắc phong Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.
- Khai canh Trần Đại lang, sắc phong Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.
(Nguyên mộ phần và con, cháu đều không lưu truyền).
- Khai canh Hoàng Đại lang, sắc phong Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.
(Nguyên mộ phần và con, cháu đều không lưu truyền).
Đến năm Khải Định thứ 2 (1917), làng được phong tặng thêm một vị khai canh, vì một trong những người xin chúa Tiên cho lập nghiệp ở vùng đất này có Trương Quý công, nhưng đã không khai trong lần khai năm Duy Tân thứ 7 (1913).
Vị khai canh thứ tư và 3 vị khai khẩn là:
(Được biết, trong hồ sơ còn thấy một số đơn xin cấp sắc bằng đề năm Duy Tân thứ 3 (1909), vì sắc bằng cũ bị mưa bão làm hư-nát.)
(Theo: An Bằng Làng Xưa Tích Cũ –Văn Đình Xuân)
HỌ VĂN-ĐÌNH LÀNG AN BẰNG-VINH AN-PHÚ VANG
Văn Viết Thiện
Tộc Văn Đình (Ông Nhơn)
(Chưa cập nhật)
TỘC VĂN CÔNG AN BẰNG
(Chưa cập nhật)
HỌ VĂN-TIẾN LÀNG AN BẰNG-VINH AN-PHÚ VANG
Văn Viết Thiện
Nhà thờ Tộc Văn Tiến (Ông Chương)
Ghi Chú
Nguyên từ ngày 21 tháng 04 năm Giáp Ngọ 1954, Văn Tấn Tộc đồng Bổn Tộc: Các Ông Văn Tấn Nghĩa, Tấn Bi, Tấn Nhỏ, Tấn Đính, Tấn Vinh đồng tử tôn đẳng tái tu phổ chí.
Nhận thấy đã có phái 2 vô tự (trí thành biệt phổ tự, thế thứ nan trường) nên phái nhất được phân chia thánh hai phái như sau:
Phái I: Từ ngài Văn Tấn Giai từ đời thứ 7 trở về sau.
Phái II: Từ ngài Văn Tấn Lữ từ đời thứ 7 trở về sau.
Hai phái thờ tại nhà thờ phái đường để cúng kỵ.
(Lời ghi chú của gia phổ Họ Văn Tấn làng An Bằng)
PHẢ HỆ HỌ VĂN TẤN LÀNG AN BẰNG-PHÚ VANG
A.- PHẦN CHUNG
THỦY TỔ
始 祖
文進財大郎
Thủy Tổ : VĂN TẤN TÀI – ĐẠI LANG
Sinh, tử kỵ nhật (gia phổ không ghi) Mộ táng tại : lăng mộ lầm Một xứ
始祖 妣元配貴婆: Thủy Tổ Tỷ nguyên phối Quý Bà (không rõ tên họ)
(gia phổ không ghi mộ táng, sanh tử, kỵ nhật)
I.- ĐỜI THỨ NHẤT
替祖: 文進核大郎
Thế Tổ : VĂN TẤN CÂY – ĐẠI LANG
Sinh, tử kỵ nhật, mộ táng (gia phổ không ghi)
替祖 妣元配貴婆: Thế Tổ Tỷ nguyên phối Quý Bà (không rõ tên họ)
(gia phổ không ghi mộ táng, sanh tử, kỵ nhật)
Sanh hạ: 由世次難詳 Do đời thứ không rõ.
替祖: 文進祿大郎
Thế Tổ : VĂN TẤN LỘC – ĐẠI LANG
Sinh, tử kỵ nhật, mộ táng (gia phổ không ghi)
替祖 妣元配貴婆: Thế Tổ Tỷ nguyên phối Quý Bà (không rõ tên họ)
(gia phổ không ghi mộ táng, sanh tử, kỵ nhật)
Sanh hạ: 由世次難詳 Do đời thứ không rõ.
替祖: 文進存大郎
Thế Tổ : VĂN TẤN TỒN – ĐẠI LANG
Sinh, tử kỵ nhật, mộ táng (gia phổ không ghi)
替祖 妣元配貴婆: Thế Tổ Tỷ nguyên phối Quý Bà (không rõ tên họ)
(gia phổ không ghi mộ táng, sanh tử, kỵ nhật)
Sanh hạ: 由世次難詳 Do đời thứ không rõ.
原前世次差失位難分,伏願先祖先靈祈相推讓。
Nguyên đời trước thất lạc khó phân biệt thứ tự, phục nguyện:
Xin tiên tổ tiên linh xin ngài phân nhượng.
II.- ĐỜI THỨ NHÌ
先祖考 : 文進竭
Tiên Tổ Khảo 1 : VĂN TẤN KIỆT
Kỵ ngày: 23 tháng giêng
Mộ táng: Nghĩa trang Văn Tấn,Lầm Một xứ
先祖妣元配: 阮氏妒 Tiên Tổ Tỷ nguyên phối: Nguyễn Thị Đố
Kỵ ngày: 24 tháng 02
Mộ táng: Nghĩa trang Văn Tấn,Lầm Một xứ
生下Sanh hạ:
| |
III.- ĐỜI THỨ BA
先祖考 : 文進誠
Tiên Tổ Khảo : VĂN TẤN THÀNH
Do Ông Văn Tấn Kiệt dĩ hạ
Kỵ ngày: 23 tháng 3
Mộ táng: Nghĩa trang Văn Tấn, Lầm Một xứ
先祖妣元配: 黃氏道 Tiên Tổ Tỷ nguyên phối: Huỳnh Thị Đạo
Kỵ ngày: 16 tháng 8.
Mộ táng: Nghĩa trang Văn Tấn, Lầm Một xứ
生下Sanh hạ:
|
|
| |
IV.- ĐỜI THỨ TƯ
先祖考 : 文進森
Tiên Tổ Khảo : VĂN TẤN SUM
Do Ông Văn Tấn Thành dĩ hạ
Kỵ ngày: 21 tháng 5
Mộ táng: Nghĩa trang Văn Tấn, Lầm Một xứ
先祖妣元配: 阮氏棋 Tiên Tổ Tỷ nguyên phối: Nguyễn Thị Cờ
Kỵ ngày: (gia phả không ghi)
Mộ táng: Nghĩa trang Văn Tấn, Lầm Một xứ
生下Sanh hạ:
|
Văn Tấn hữu vị vô danh 4 người |
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
HỌ VĂN CÔNG LÀNG AN BẰNG-VINH AN-PHÚ VANG
Văn Viết Thiện
Tộc Văn Công (ông Nhị)
(Chưa cập nhật)
HỌ VĂN-CÔNG LÀNG AN BẰNG-VINH AN-PHÚ VANG
Văn Viết Thiện
Tộc Văn Công (ông Huy)
(Chưa cập nhật)
Tác giả bài viết: VĂN VIẾT THIỆN
Nêu rõ nguồn bài viết này ,nếu bạn trích dẫn ở một nơi khác .www.hovanvietnam.com
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn